<data:blog.pageTitle/>

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

quy hoach do thi cuoi ki

Chương 2 GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI ĐÔ THỊ
Giao thông đối ngoại đô thị phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa giữa đô thị với những địa điểm ngòai đô thị khác, nhằm thỏa mãn những yêu cầu của sản xuất công, nông nghiệpvà yêu cầu của đời sống. Bao gồm các loại sau
I. GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
1. Đặc điểm
Khối lượng vận chuyển lớn, vận chuyển đi xa, tốc độ vận chuyển tương đối nhanh, giá thành vận chuyển không cao, có đô an toàn lớn
Vốn đầu tư xây dựng ban đầu lớn, chiếm nhiều diện tích đất xây dựng
Trang bị kỹ thuật phức tạp
Giải quyết chỗ giao nhau giữa đường sắt và mạng lưới đường phố khó khăn và tốn kém
Có ảnh hưởng không tốt về vệ sinh môi trường đô thị như gây tiếng ồn, rung động, khói bụi
2. Yêu cầu kỹ thuật
2.1. Khổ đường ray
Là khoảng cách giữa hai mặt trong của 2 thanh ray
+ Khổ tiêu chuẩn: 1435mm
+ Khổ rộng: 1524mm
+ Khổ hẹp: 1067mm,
1000mm, 762mm, 600mm


2.1. Giới hạn an toàn
Là khoảng cách an toàn đối với phạm vi đường hệ thống đường sắt

2.1. Giới hạn an toàn
Là khoảng cách an toàn đối với phạm vi đường hệ thống đường sắt



3. Các hình thức ga
3.1. Ga xuyên:
Có tuyến đường sắt chính đi xuyên qua khu vực ga
Ưu: Thuận lợi trong việc vận hành, Không cắt ngang các tuyến giao thông nội bộ đô thị
Nhược: Ở xa trung tâm thành phố cho nên việc đi lại của hành khách gặp nhiều khó khăn

3.2. Ga cụt : là ga có vị trí nằm ở cuối 1 tuyến đường, các đoàn tàu đến đó không đi tiếp mà phải quay đầu lại.

Ưu: Việc đi lại của hành khách dễ dàng
Nhược: Tuyến ga chính đi sâu vào đô thị nên việc tổ chức các nút giao nhau gặp nhiều khó khăn và tốn kém
3.3. Ga nửa xuyên nửa cụt : Nhằm khắc phục nhược điểm của ga xuyên ở các đô thị lớn người ta thường bố trí thêm các ga cụt đi sâu vào thành phố tiếp cận vào khu trung tâm.


4.Bố trí các tuyến đường sắt và nhà ga trong QHĐT
Việc bố trí các tuyến đường sắt và nhà ga phụ thuộc vào quy mô đô thị
+ Các đô thị nhỏ: đường sắt có thể đi ven đô thị trên đó bố trí 1 ga xuyên phục vụ hành khách và vận chuyển hàng hóa, ga hành khách có đường giao thông công cộng liên hệ trực tiếp với trung tâm đô thị
+ Đô thị trung bình: Trong đó thường có một khu công nghiệp có lượng vận chuyển hàng hóa lớn do đó cần bố trí 1 tuyến đường nhánh dẫn vào khu công nghiệp, ga hành khách có thể bố trí gần thành phố và có đường phố chính liên hệ trực tiếp với trung tâm thành phố.
+ Đối với đô thị lớn: Cần có hệ thống đường sắt riêng cho các khu công nghiệp, tuyến đường sắt chính đi ngoài thành phố và có các tuyến đường nhành dẫn vào khu trung tâm đô thị, các tuyến đường nhánh này được xây dựng ngầm hoặc ga hành khách bố trí ngoài thành phố và liên hệ với trung tâm bằng các tuyến tàu điện ngầm.
+ Đối với đô thị cực lớn: Cần có nhiều tuyến đường ngắn đi vào thành phố ohục vụ cho nhiều khu dân cư lớn khác nhau, bố trí một hệ thống các ga cụt và một đường vòng nối liền chúng với nhau, tất cả các tuyến đường sắt nhánh đi vào thành phố đều phải xây dựng ngầm dưới đất .

4.Bố trí các tuyến đường sắt và nhà ga trong QHĐT
Yêu cầu cây xanh cách ly:
Bố trí cây cách ly đối với đường sắt trong đô thị đảm bảo chống bụi, chống ồn

Các giải pháp bố trí giao nhau giữa đường sắt và đường bộ đô thị:



II. GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
1. Đặc điểm
Giao thông đường thuỷ có sức chở lớn, giá thành thấp
Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như mưa gió, thủy triều..
Giá thành xây dựng bến cảng và mua sắm phương tiện vận chuyển lớn.
2. Các yếu tố kỹ thuật
2.1. Mớn nước

Trên mặt cắt ngang giữa, khoảng cách thẳng đứng từ đường mặt nước đầy tải với mặt đáy của xương tàu gọi là mớn nước

Trọng tải tàu
(1000 tấn) 10 40 50 100 200 300
Mớn nước
(mét) 9 12 13 16 19 24
2.2. Luồng lạch chạy tàu

Độ sâu lạch: Căn cứ vào mớn nước tàu thiết kế và chiều sâu gia tăng dưới sống tàu
h/d = 1,1 – 1,3
Chiều rộng lạch: Liên quan đến chiều dài, chiều rộng của tàu
R > 0,5 Lc
R > 1 – 1,5Lc ( hai chiều)


3. Các hình thức cảng
3.1. Cảng sông :
Cảng sông xây dựng ven theo bờ sông nhằm thục thi việc vân chuyển liên vận đường thủy và đường bộ, bốc dỡ hàng lên xe, lên thuyền, vận chuyển hành khách, là nơi tập trung, phân tán và vận tải trong sông, cũng là đầu mối của vận tải thủy và đường bộ
a / Cảng ven theo bờ:
+ Đơn giản, khối lượng công trình nhỏ, thuận tiện
+ Chiếm nhiều chiều dài bờ, phân tán, khó quản lý


b / Cảng có kênh đào dẫn
+ An toàn cho tàu thuyền, phân khu gọn gàng hợp lý
+ Chiếm nhiều diện tích đất, đầu tư lớn, phụ thuộc vào đặc điểm nhánh sông

3.2. Cảng biển :
Gồm khu vực cảng biển, nhà ga hành khách, hàng hóa, trang thiết bị bốc dỡ và vận tải hàng đất xây dựng kho, các thiết bị kỹ thuật, bãi để hàng, khu hành chính quản lý và các công trình phục vụ sửa chữa phương tiện giao thông.
Tùy theo chức năng phục vụ có thể chia thành các loại cảng sau:
Quân cảng: cảng phục vụ cho hạm đội tàu của hải quân
Thương cảng: còn gọi là cảng tổng hợp,chủ yếu để bốc xếp,vận chuyển hàng hoá và hành khách
Cảng chuyên dụng: Phục vụ cho việc đánh bắt thủy hải sản, sửa chữa tàu thuyền..
Cảng trú ẩn:Phục vụ cho các loai tàu hàng hành khách để tránh gió bão.

Các hình thức cảng biển
a/ Cảng dựa vào các địa hình tự nhiên có sẵn ( vịnh, đảo nhỏ ..):

b. Trường hợp không có địa hình tự nhiên thuận lợi, người ta phải xây dựng các đê chắn sóng để làm vật cản gió bão cho tàu thuyền


Bố trí bến:
Bến thẳng: bến được xây dựng theo bờ tự nhiên. Khu nước trước bến tương đối rộng, tàu bè ra vào cập bến thuận lợi, khu đất cũng có khả năng để phát triển vào sâu, có ưu điểm là bố trí mặt bằng hợp lý, đường sắt đường bộ giao nhau ít. Xây dựng giảm thiểu được việc đào đắp, tiết kiệm chi phí
Bến nhô: bến nhô là từ bờ ăn sâu vào nước, lợi dụng vũng cảng có mặt nước tương đối lớn giữa hai bờ nhô. Bến nhô chiếm bờ tương đối ít, bố trí cảng chặt, gọn, thường được dung trong cảng biển. Chiều rộng bến 160m-270m có thể lên đến 400m, chiều dài bến không nên vượt quá 700m
Bến lõm: trong phạm vi tuyến bờ hạn chế, có thể có nhiều vị trí tàu đậu, tăng chiều dài tuyến bờ bằng nhân tạo. Điều kiện che chắn khi nước vũng cảng tương đối tốt, có thể tránh được sóng gió. Khi xây dựng cảng ở nơi có độ chênh thủy triều lớn, cảng lõm tạo được khu nước độc lập, có thể giảm ảnh hưởng của thủy triều đên các hoạt động vận doanh.




III. GIAO THÔNG HÀNG KHÔNG
III.1. Đặc điểm
-Tốc độ nhanh, cự ly vận chuyển lớn nhưng giá thành vận chuyển cao, gây nhiều tiếng ồn.
- Chiếm nhiều diện tích đất, trang thiết bị kỹ thuật phức tạp, vốn đầu tư ban đầu lớn.
III.2. Cấu trúc cơ bản một sân bay



III.3. Yêu cầu về bố trí các sân bay trong quy hoạch tổng thể đô thị:
1 . yêu cầu về vị trí
- đất sân bay phải bằng phẳng, ít đào đắp, có độ dốc phù hợp với yêu cầu của máy bay cất, hạ cánh an toàn. Đồng thời độ dốc phải phù hợp với yêu cầu thoát nước
- Cần có diện tích đầy đủ đáp ứng yêu cầu bố trí một sân bay
- Có điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn tốt, sân bay không được chọn ở những nơi có tài nguyên, khoáng sản đất ngập lụt sói lở
- có điều kiện giao thông đường bộ, đương sắt thuận tiện
Sân bay luôn đặt cách xa khu dân dụng đô thị, khoảng cách tối thiểu phụ thuộc vào loại sân bay và hướng tuyến bay đối với khu dân dụng theo bảng sau:


2. yêu cầu khí tượng
- Hướng gió và tốc độ gió: hướng gió và tốc độ gió ở khu vực sân bay có quan hệ trực tiếp đối với bố cục đường băng. Máy bay hạ, cất cánh ngược chiều gió tương đối có lợi, do đó hướng của đường băng phải trùng với hướng gió chủ đạo.
Lực gió tỉ lệ thuận với tốc độ gió, khi máy bay cất hạ cánh chỉ cần phản lực của gió thẳng góc với phương máy bay (gió cạnh) không vượt quá một trị số nào đó, máy bay vẫn có thể hoạt động trên đường băng
Sươg mù và bụi ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn của sân bay. Do vậy không nên chọn khu vực thường xuyên có sương mù và bụi làm sân bay
3. Hạn chế tính không
Để đảm bảo an toàn cho máy bay, còn cần phải hạn chế vật thể chướng ngai vật ở không gian xung quanh sân bay. (phễu bay)




Chương 3 KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

1 . KHÁI NIỆM Trong phần lớn các đô thị hiện nay, các xí nghiệp công nghiệp thường nằm xen kẽ trong các khu dân cư, điều đó đã gây ra những nhược điểm sau:
ô nhiễm cho khu dân cư và môi trường đô thị nói chung việc bố trí hệ thống kỹ thuật đô thị như điện, nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn
- Khó khăn trong việc tổ chức giao thông và vận chuyển hàng hóa .
Với những nhược điểm trên trong quy hoạch và phát triển mở rộng đô thị cũng như xây dựng các đô thị mới cần bố trí những khu đát dành riêng cho các cơ sở sản xuất đó gọi là các khu công nghiệp, mỗi đô thị có thể có một hoặc nhiều khu công nghiệp tuỳ theo quy mô đô thị
2. Phân loại công nghiệp
2.1. mức độ độc hại và yêu cầu cách ly vệ sinh
Có 5 loại:
-Loại 1: các xí nghiệp công nghiệp rất độc hại (nhà máy hóa chất, luyện kim, khai thác quặng, lọc dầu).Yêu cầu cách ly vệ sinh trên 1.000m
-Loại 2: độc hại trung bình (nhà máy, xí nghiệp sản xuất ôtô, nhà máy nhiệt điện chạy bằng than...) .Yêu cầu cách ly trên 500m
-Loại 3: ít độc hại (chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, nhuộm...)..Yêu cầu cách ly vệ sinh >300m
-Loại 4: độc hại không đáng kể (cơ khí nhỏ, sản xuất nước giải khát,giày da,giấy bán thành phẩm...) .Yêu cầu cách ly vệ sinh:>100m
-Loại 5: công nghiệp không độc hại (lắp ráp điện tử, may mặc,... cơ khí chính xác, dệt...).Yêu cầu lớn hơn 50m.
2. 2. Phân loại công nghiệp
Căn cứ vào tính chất sản xuất, mức độ độc hại sản xuất, khối lượng vận tải hàng hàng hóa, số lượng công nhân mà khu công nghiệp chia thành 3 nhóm cơ bản sau đây:
Nhóm I: Bao gồm các KCN có các xí nghiệp tỏa độc hại nhiều. Khối lượng vận tải hàng hóa lớn phải dùng phương tiện vận chuyển bằng đường sắt. Độc hại sản xuất thuộc cấp I và II, yêu cầu khoảng cách li vệ sinh rất lớn (>= 1000m). Nhóm xí nghiệp này được bố trí xa thành phố
Nhóm II: Bao gồm các KCN có các xí nghiệp tỏa độc hại ít, khối lượng vận tải hàng hóa > 10 toa xe lửa trong một ngày đêm. Độc hại sản xuất thuộc cấp III và IV, yêu cầu cách li vệ sinh từ 300 – 500m. Nhóm xí nghiệp này được bố trí ở ven thành phố.
Nhóm III: Bao gồm các KCN có các xí nghiệp không tỏa độc hại sản xuất, không gây cháy nổ, không làm ồn, khối lượng vận chuyển hàng hóa ít ( < 10 toa xe lửa trong một ngày đêm) , không yêu cầu phương tiện vận chuyển bằng đường sắt, chủ yếu là ôtô. Dộc hại sản xuất thuộc cấp V, yêu cầu cách li vệ sinh từ 50- 100m. Khi các điều kiện phù hợp, chúng được bố trí trong thành phố

3. BỐ TRÍ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG ĐÔ THỊ
3. 1 Các yêu cầu về bố trí khu công nghiệp
-Khu công nghiệp nên bố trí cách ly khu dân cư, khoảng cách ly đó phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Địa hình đất đai và yêu cầu về diện tích
+ Mức độ độc hại khu công nghiệp
+ Quy mô của khu công nghiệp
+ Khả năng tổ chức giao thông công cộng giữa khu công nghiệp và khu dân dụng
Đảm bảo đủ diện tích để xây dựng các công trình trước mắt cũng như mở rộng sau này.
Đảm bảo gần nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất và liên hệ thuận tiện với nơi tiêu thụ sản phẩm. Nhằm giảm chi phí vận chuyển để hạ giá thành sản phẩm, hợp lí hóa sử dụng vốn đầu tư xây dựng
Gần nơi ở của công nhân, đảm bảo thời gian đi làm dưới 45 phút
Đảm bảo các điều kiện cấp điện, nước, hơi nước, khí đốt … cho các xí nghiệp, KCN sản xuất liên tục. Xử lí và thoát nước bẩn tuyệt đối an toàn cho môi trường
Đảm bảo các điều kiện khí hậu, địa chất thủy văn cho xây dựng. Mặt đất có độ dốc từ 0,3 – 3%, trong điều kiện tuyển khoáng cho phép đến 10%.
Đảm bảo các điều kiện liên hệ thuận tiện với các đầu mối giao thông của đô thị
Cần tránh bố trí khu công nghiệp ở những vùng đất có giá trị cao về sản xuất nông nghiệp, du lịch, nghỉ mát...
Chú ý bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa.

3. 2 Các hình thức bố trí KCN trong đô thị
Bố trí khu công nghiệp về 1 phía so với khu dân cư:
-Thuận lợi về mặy vệ sinh vì có thể tập trung KCN cuối hướng gió ;phù hợp với đô thị nhỏ và trung bình vì giừa khu dân dụng và KCN không bị chồng chéo lên nhau;Nhưng không phù hợp với các đô thị lớn vì sẽ gây nên mật độ giao thông qúa cao.



Bố trí khu công nghiệp phát triển song song khu dân dụng :-Đảm bảo yêu cầu vệ sinh ; giảm khoảng cách đi lại của công nhân



Bố trí khu công nghiệp xen kẽ với khu dân dụng và phát triển xen kẽ theo nhiều hướng.
Ap dụng cho các đô thị có nhiều loại XN công nghiệp khác nhau, có quy mô lớn vì tránh căng thẳng cề mặt giao thông nhưng dễ gây ô nhiễm cho đô thị.

4. CƠ CẤU QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP
4. 1 Các thành phần đất đất đai trong khu công nghiệp
Trong mỗi khu công nghiệp có các thành phần đất đai như sau:
- Đất xây dựng các nhà xưởng, chiếm 50 đến 60%
- Đất giao thông, sân bãi, công trình hpụ trợ: 10 đến 15%;Bố trí gần ngay phân xưởng nó phục vụ
- Các cơ quan quản lý, phục vụ 2 đến 5 %,Bố trí đầu nguồn gió
- Cây xanh 10đến 20%
- Đất dự trữ phát triển 15 đến 20%;Dùng để mở rộng sản xuất,thường kết hợp trồng cây xanh
4. 2.Các yêu cầu về bố trí nội bộ của khu công nghiệp:
-Diện tích chung của khu công nghiệp không nên quá lớn gây khó khăn trong việc giải quyết vấn đề giao thông cung cấp năng lượng ... nhưng trái lại cũng không nên quá nhỏ thì gây lãng phí trong việc khai thác các cơ sở kỹ thuật hạ tầng.
Quy mô thường 40 đến 300 ha cho mỗi khu công nghiệp .
Về bố trí nội bộ khu công nghiệp cần chú ý các vấn đề sau:
-Anh hưởng có hại lẫn nhau giữa các xí nghiệp ( về mặt ô nhiễm) nhưng đồng thời cũng quan tâm đến sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp để giảm bớt khối lượng giao thông
-Tách riêng luồng hàng với luồng công nhân
-Tùy từng loại xn và mức độ độc hại người ta có thể bố trí các xn thành nhiều dãy, xn càng ít độc hại được bố trí gần khu dân cư hơn
-giữa các xí nghiệp hoặc giữa khu công nghiệp với khu dân dụng cần được cách ly bằng cách trồng các loại cây cao có nhiều lá để ngăn cản bớt bụi và tiếng ồn, không nên bố trí công trình phục vụ công cộng nhà ở trong khu cây xanh cách ly trừ một số công trình như gara ô tô, kho tàng, bến xe, trạm cứu hỏa, nhưng các công trình này không chiếm quá 50% diện tích khu cây xanh cách ly.


Chương 4 KHU DÂN DỤNG ĐÔ THỊ
I. Các khu chức năng
1 . Đất ở đô thị :
là đất xây dựng các công trình nhà ở các loại, Các khu nhà ở, các đơn vị ở là những đơn vị chức năng chính của khu dân dụng. Việc tổ chức hợp lí ở khu đô thị có ý nghĩa quyết định đến đời sống của nhân dân đô thị, đến môi trường và khung cảnh sống ở đô 2. Đất xây dựng các công trình công cộng
Đất xây dựng các công trình công cộng trong khu dân dụng là những khu đất dành riêng cho các công trình dịch vụ công cộng về các mặt văn hóa, chính trị, hành chính, xã hội... phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày ở khu dân dụng, xây dựng tập trung hoặc phân tán trong khu dân dụng tùy theo yêu cầu và chức năng dịch vụ.
3. Mạng lưới đường và quảng trường
Đường trong khu dân dụng là mạng lưới giao thông nối liền các bộ phận chức năng với nhau thành một thể thống nhất. Đường trong khu dân dụng cũng là ranh giới cụ thể phân chia các khu đất trong khu dân dụng thành các đơn vị ở, các khu ở và các khu công cộng
4. Đất cây xanh
Trong khu dân dụng có hệ thống cây xanh vườn hoa công viên nhằm phục vụ cho vấn đề vui chơi giải tri thể thao thể dục của trẻ em và người lớn, chúng được bố trí trong các khu nhà ở, các đơn vị ở. Khu cây xanh này thường được tổ chức gắn liền với hệ thống trường học và câu lạc bộ trong các đơn vị ở.
II. Đơn vị ở
1 . Đơn vị ở:
là khu chức năng bao gồm các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở như trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; trạm y tế, chợ, trung tâm thể dục thể thao (TDTT), điểm sinh hoạt văn hóa và các trung tâm dịch vụ cấp đơn vị ở khác phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của cộng đồng dân cư trong đơn vị ở...; vườn hoa, sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ (bao gồm đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị ở.
II.1.1.Quy mô dân số của đơn vị ở:
4000 đến 15000 (7000)
Trường học 1000- 1200 em
II.1.2.Quy mô diện tích của đơn vị ở:



II.1.3.Đơn vị ở là một tổng thể hài hoà các hoạt động trong đô thị có tính chất phù hợp với chức năng ở:




2 . Các loại hình nhà ở:
a) Nhà ở thấp tầng, có đất riêng biệt:
- Nhà ở biệt thự
- Nhà có vườn
- Nhà liên kế (nhà chia lô, nhà ống)
b) Nhà chung cư thấp tầng: dưới 6 tầng
c) Nhà chung cư nhiều tầng: từ 6 đến 8 tầng
d) Nhà chung cư cao tầng: 9 tầng trở lên
9 đến 16 tầng
17 đến 25 tầng
26 tầng trở lên
3 . Nguyên tắc bố trí nhà ở trong đơn vị ở :
a) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình tạo điều kiện tốt nhất cho môi trường:
- Nhà ở đặt theo hướng có lợi nhất về gió, nắng

b) Khoảng cách giữa các ngôi nhà đảm bảo yêu cầu thông thoáng và phòng hoả:
III. Các thuật ngữ
1 . Khu đô thị :
là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.
2 . Mật độ xây dựng:
Mật độ xây dựng thuần (net-tô) là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất

3 . Chỉ giới đường đỏ:
là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.
4 . Chỉ giới xây dựng :
là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.
5 . Khoảng lùi:
là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.

Chương 5 HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VÀ CÂY XANH ĐÔ THỊ


I. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRONG ĐÔ THỊ
1. Ý nghĩa và chức năng
Công trình công cộng trong đô thị bao gồm các cơ quan hành chính, chính trị để điều hành và quản lý các hoạt động xã hội, các công trình phục vụ giáo dục đào tạo, cung cấo các dịch vụ, chăm sóc sức khoẻ và các hoạt động văn hóa tinh thần, thể thao du lịch của người dân.
Xã hội càng phát triển thì hệ thống các công trình công cộng đô thị càng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội. Mặt khác sự tạo lập và tổ chức các mối quan hệ xã hội của con người, số lượng và chất lượng phục vụ cũng như quy hoạch và xây dựng các công trình công cộng trong đô thị có ảnh hưởng đến sự phát triển các điều kiện sống, sinh hoạt của con nguời.
Chức năng chủ yếu của các công trình công cộng đô thị:
Đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội, tạo ra sự hài hoà, cân bằng và thống nhất giữa các hoạt động trong xã hội của con người.
Đáp ứng những yêu cầu về vật chất và tinh thần của dân cư đô thị, tạo điều kiện tái tạo sức lao động và phát triển nhân cách toàn diện của con người
Đáp ứng nhu cầu việc làm của một phần lớn lao động trong đô thị
Tăng thêm vẻ dẹp thẩm mỹ kiến trúc, tổ chức không gian đô thị, làm cho hình khối, bộ mặt kiến trúc đô thị đa dạng và phong phú.
2. Phân loại các công trình công cộng đô thị
a /Các công trình hành chính - chính trị: các cơ quan hành chính của trung ương và địa phương (UBND), các cơ quan an ninh, pháp chế, các cơ quan chính trị, tổ chức quần chúng.
b /Các công trình giáo dục đào tạo: nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông, đại học, trung tâm dạy nghề...
c /Các công trình văn hóa: nhà văn hóa, CLB thư viện nhân dân, rạp chiếu bóng, nhà hát, phòng triểm lãm...
d /Các công trình thương nghiệp: các cửa hàng bách hóa, cửa hàng lương thực, ăn uống...
e /Các công trình y tế, bảo vệ sức khoẻ: bệnh viện, phòng khám, nhà an dưỡng, quầy thuốc...
f /Các công trình thể thao: nhà thi đấu sân bãi, bể bơi...
g /Các công trình nghỉ ngơi du lịch: trung tâm du lịch, khách sạn, bãi tắm...
h /Các công trình dịch vụ: tiệm uốn tóc, may đo, giặt ủi...
j /Các công trình thông tin liên lạc: bưu điện, trạm điện thoại công cộng, quầy báo, trạm phát thanh truyền hình...
k /Các công trình tài chính tín dụng: ngân hàng, quỹ tiết kiệm, phòng bảo hiểm, trung tâm xổ số...
3. Những nguyên tắc bố trí công trình công cộng trong đô thị
Các công trình có ý nghĩa chính trị và hành chính nên bố trí ở khu đất có địa hình thuận lợi trong các trung tâm
Những công trình thương mại dịch vụ nên bố trí phân tán trên các đường phố chính, các đường phố trực tiếp với các khu nhà ở và tiêu khu
Những công trình có chức năng đặc biệt: y tế, giáo dục thể thao vui chơi giải trí cần bố trí trên những khu đất riêng có chú ý đến cách ly vệ sinh
Trong các khu trung tâm thành phố có quy mô lớn cần có những không gian dành riêng cho người đi bộ, trong đó bố trí các vườn hoa nhỏ hay các chỗ nghỉ ngơi.
Các công trình nhà trẻ, trường học, bệnh viện... không bố trí tiếp giáp các trục đường cấp đô thị trở lên, đảm bảo có đủ diện tích sân, vườn, cây xanh và chỗ đỗ xe;
Giao thông vận chuyển hàng hoá cho trung tâm phải tách riêng với giao thông công cộng, với xe tư nhân và dòng người đi bộ đến trung tâm

Quy định tối thiểu đối với các công trình dịch vụ đô thị cơ bản





II.HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
1. Phân loại:
Cây xanh trong đô thị được chia làm 3 loại:
a/Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo..., bao gồm cả diện tích mặt nước và diện tích cây xanh cảnh quan ven sông.)..
b/Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới đường đỏ). Tất cả các tuyến đường cấp phân khu vực trở lên đều phải trồng cây xanh đường phố.
c/Cây xanh chuyên dụng (cách ly, phòng hộ, vườn ươm, nghiên cứu thực vật học, vườn ươm...).
2. Mục tiêu quy hoạch các khu cây xanh đô thị
a/Cải thiện khí hậu, đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng có gió bão, gió lạnh và trong khu cách ly vệ sinh giữa vùng công nghiệp và dân dụng
b/Làm trong lành môi trường đô thị
c/Chống ồn
d/Hoàn thiện kỹ thuật đô thị
e/Bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống văn hóa, thể thao và nghỉ ngơi, giải trí.
f/Góp phần hình thành cảnh quan đô thị
3. Các yêu cầu bố trí hệ thống cây xanh đô thị
Cây xanh trong khu vực dân dụng cần được bố trí thống nhất liên tục từ các vườn cây tiểu khu đến các công viên lớn của đô thị
Cần tận dụng đất ở ven các sông hồ hoặc đất không xây dựng để trồng cây
Trong các công viên, vườn hoa lớn ngoài hệ thống cây xanh cần có các công trình vui chơi giải trí khác .
Trong khu nhà ở và tiểu khu cần bố trí một không gian cây xanh để làm chỗ nghỉ ngơi
Cây trồng trong các khu cây xanh sử dụng chung. Cây xanh dọc đường cần chọn loại cây có nhiều bóng mát, khó gãy đổ, không gây ô nhiễm không khí, không có quả ăn được
Cây trồng trong các tuyến đường không cản trở tầm nhìn của lái xe và các công trình ngầm.
Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở bao gồm sân chơi, vườn hoa, sân bãi TDTT phục vụ hàng ngày. Trong đó bao gồm các công trình phục vụ chung toàn đơn vị ở và các công trình phục vụ trong các nhóm nhà ở. Mỗi đơn vị ở xây dựng mới phải có tối thiểu một công trình vườn hoa
Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong các đô thị

Loại đô thị Tiêu chuẩn (m2/người)
Đặc biệt >=7
I và II >=6
III và IV >=5
V >=4



Chương 6 HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
I. PHÂN LOẠI ĐƯỜNG TRONG KHU ĐÔ THỊ
Tuỳ theo chức năng lưu lượng giao thông và ý nghĩa chính trị kinh tế của nó mà người ta phân chia hệ thống đường đô thị ra các loại
1. Đường cao tốc (đường quốc lộ, đường vành đai):
1.1.Chức năng chính:
Được dự kiến xây dựng ở các thành phố cực lớn, phục vụ giao thông với tốc độ cao (80-100km/h) giữa các khu vực chính của thành phố với nhau, giữa thành phố với các khu công nghiệp nằm ngoài phạn vi thành phố, nhằm rút ngắn thời gian đi lại, giải thoát khu trung tâm khỏi sự căng thẳng giao thông.
Bề rộng tổng cộng của đường 49-84m.
1.2.Cấu tạo mặt cắt ngang:

2 Đường giao thông chính toàn thành:
2.1. Chức năng:
Là đường từ trung tâm thành phố đến các khu nhà ở lớn, các khu công nghiệp tập trung hoặc các đầu mối giao thông quan trọng trên đó tập trung nhiều công trình có ý nghĩa quan trọng về chính trị và văn hóa, KHKT hoặc dịch vụ
Do đó tổng bề rộng mặt cắt ngang từ 46,5-78m
2.2.Cấu tạo mặt cắt ngang:



3. Đường giao thông chính khu vực
3.1. Chức năng chính:
Là đường phân chia giữa các khu nhà ơ, nối các trung tâm nhà ở hoặc các đầu mối giao thông, trên đướng chính khu vực thường tập trung các cơ quan cấp quận, các cửa hàng, siêu thị... Lưu luợng giao thông không lớn do đó cho phép xe đạp đi chung với xe ô tô trên cùng 1 lòng đương .
Bề rộng tổng cộng 26-36m.
3.2. Cấu tạo mặt cắt ngang:

II. YÊU CẦU VỀ BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG
a/Bảo đảm khoảng cách ngắn nhất và thuận lợi cho giao thông ô tô và người đi bộ giữa các khu vực khác nhau trong đô thị
b/Bảo đảm thoát nước trên mặt dễ dàng và nhanh chóng cho bản thân tuyến đường và cho các khu nhà ở hai bên đường. Yêu cầu độ dốc trên 0,5% và thấp hơn đất ở hai bên.
c/Có thể bố trí toàn bộ hệ thống kỹ thuật đô thị như các đường điện, điện thoại, đường ống cấp thoát nước ngầm suốt chiều ngang đường hoặc trong các đường hầm tập trung
d/Hướng tuyến đường cần giúp cho việc thông gió hoặc cản gió cho khu dân cư nhờ các hàng cây hai bên đường.
e/Bảo đảm chi phí xây dựng bảo dưỡng kinh tế nhất và hạn chế sử dụng đất nông nghiệp.
f/Cần chú ý lợi dụng địa hình để tạo những trục phối cảnh đẹp cho đô thị khi vạch ra các tuyến đường
g/Cần phân loại đường phố rõ ràng để xác định đúng mặt cắt ngang và các yêu cầukỹ thuật khác của đường.
III.MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT
1. Yêu cầu về tầm nhìn
Phải đảm bảo tần nhìn cho người lái xe từ một đường phố nhìn thấy xe ở đường phố giao nhau với nó và an toàn đi qua mối giao nhau trước khi xe kia đến hoặc có thể hãm phanh và dừng lại trước khi đến điểm xung đột. công trình xây dựng, cây xanh không được làm hạn chế tầm nhìn và che khuất các biển báo hiệu, tín hiệu điều khiển giao thông
2. Yêu cầu về chỗ giao nhau của đường đô thị:
a/ Đường cao tốc, đường trục chính và đường chính cấp đô thị với đường đô thị khác phải giao nhau ở khác độ cao;
b/Ở vị trí quan trọng, đường cao tốc và đường phố chính cấp đô thị với đường phố liên khu vực và đường vận tải phải giao nhau khác độ cao. Ở hướng phụ cho phép các luồng giao thông cắt nhau;
c/Các loại đường khác cho phép tổ chức giao thông ở cùng độ cao;
d/Bán kính đường cong của bó vỉa tại các vị trí giao nhau của đường phố tối thiểu phải đảm bảo:
Tại quảng trường giao thông và đường phố cấp đô thị 15,0m;
Đường phố cấp khu vực 12,0m;
Đường phố cấp nội bộ 8,0m.
3. Phân bố các luồng xe
Tại các mối giao nhau phát sinh hiện tượng giao nhau hoặc chuyển tiếp của các luồng giao thông theo các hướng rẽ phải, nhập từ phía phải, giao nhau, rẽ trái, nhập từ phía trái chuyển tiếp. Trường hợp rẽ phải ít gây cản trở nhất, nhưng trường hợp rẽ trái sẽ cắt nhau với các luồng khác tăng mức độ phức tạp giao thông ở các mối giao nhau, vì vậy cần phải cho xe cộ của một trong hai hướng dừng lại hẳn khi lưu lượng xe lớn
Bề rộng 1 làn xe (m) :
Cấp đô thị : 3,75 m
Cấp khu vực: 3,5 m
Cấp nội bộ :
Đường nhóm nhà ở, vào nhà : 3,0 m
Đường đi xe đạp : 1,5 m
Đường đi bộ : 0,75 m

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ